Chương 7: Tết nguyên đán
“A, không ngờ hôm nay con có thể thắng ông đấy. Như thế này xem ra là ông sẽ không biết được con muốn làm gì rồi.” Ông Trường nhìn quân tướng của mình bị vây chiếu, không có đường thì cảm thán không thôi. Ngọc Mai thật sự là đứa trẻ rất thông minh.
“Ha ha, không ngờ ông cũng có ngày này. Một con nhóc thắng không nổi. Ha ha” Ông Vương ha hả cười. Thật thỏa mãn, ông bạn già luôn tự hào là cao thủ cờ tướng, thế mà lại thua trong tay cháu gái ông. Thật hả lòng hả dạ mà.
“Thế này thì theo quy ước là không thể nói với ông dự định của con cho ông rồi nhỉ?” Ngọc Mai giảo hoạt chớp mắt cười cười.
“A, dự định gì?” Ông Trường chưa kịp nói chuyện thì ông Vương đã hỏi trước.
“Là dự định tương lai của con khỉ nhỏ này chứ cái gì nữa. Ông đấy, chỉ nghe một nửa, bỏ một nửa mà. Tôi và con bé quy định là nếu tôi thắng ván cờ này thì nó sẽ nói cho tô dự định của nó. Nhưng nếu tôi thua thì không thể hỏi.” Ông Trường lúc này mới chậm rãi nói. Tuy nhiên ông lại vui sướng vì sẽ có người giống mình tò mò như có con mèo gãi gãi trong lòng nhưng cũng chẳng thể nào mà biết được. Ha ha.
“A, sao ông không nói sớm? Bống à, con nói cho ông ngoại biết được không nhưng mà không cần nói cho ông lão này.” Ông Vương nhìn Ngọc Mai cười cười.
“Cái gì mà ông lão chứ. Con đừng nghe ông ngoại của con. Con chỉ nên nói cho ông thôi.” Ông Trường đẩy ông bạn già sang một bên.
Ngọc Mai nhìn mộy màn trước mặt thì dở khóc dở cười. Người ta nói một già một trẻ thù tương đương với trong nhà có hai đứa trẻ con. Vậy thì bây giờ ngồi đây khẳng định không phải một mình cô trẻ con mà còn hai người nữa!
“Ông phải tuân thủ quy ước chứ ạ. Con sẽ không nói đâu. Mà bây giờ con mới năm tuổi mà, cho dù có muốn biết thì tương lai mười hai mười ba năm ai sẽ nói trước được ạ. Con chỉ biết từ giờ con càng phải cố gắng thật chăm chỉ.” Ngọc Mai cười nói nhưng trong giọng nói lộ vẻ nghiêm túc cùng tự tin. Cô nhất định làm được. Hai ông ngây ngẩn mà nhìn cháu gái. Con bé này. . .
Nhưng sau đó cả hai người đều quay đầu nhìn nhau cười khổ. Phải, Ngọc Mai nói đúng. Hai ông vì nhìn thấy con bé này thông minh hơn đứa trẻ cùng lứa, lại biết suy nghĩ, nghiêm túc trong học tập thì liền nghĩ nó trưởng thành. Nhưng mà đúng như nó nói. Nó mới 5 tuổi thôi, dù muốn làm gì thì cũng làm sao có thể làm chứ. Ít nhất phải mười năm nữa mới có thể rõ ràng.
Thời gian như thoi đưa, thoáng cái đã đến những ngày cuối năm. Bà ngoại dẫn Ngọc Mai đi chợ phiên mua quần áo mới, mua đồ dùng trong ngày tết. Bà chuẩn bị nhiều lắm. Có măng khô, miến, mộc nhĩ, vỏ bánh da nem, bóng (là một loại thức ăn làm từ bì lợn đã phơi khô và được làm trắng, dùng để nấu cỗ ngày trước. Hiện tại thì thói quen truyền thống này chỉ được một số gia đình giữ gìn.), . . . Nhiều đến mức đầy một cái thúng bà mang theo. Cậu Hoàng đã được bà dặn khoảng tám chín giờ đi xe đạp sang chợ để mang đồ về.
Ngọc Mai nhìn đông nhìn tây. Cảm giác thật gần gũi. Tiếng mua hàng, tiếng rao hàng ngọt như mía, tiếng cười nói khi gặp người quen. Nói chung là nhộn nhịp lắm. Cô biết thời này người dân chưa phải giầu có, hàng hóa cũng không phải đầy đủ như sau này nhưng mà nói đây bây giờ lại có những thứ mà sau này không có. Bà ngoại dắt cô đến một sạp hàng bán trann Đông Hồ cùng câu đối. Đây khẳng định là tranh Đông Hồ làm từ khuôn in, mực Nho, giấy dó được quét một lớp vỏ con điệp nghiền nát sau đó trộn cùng hồ gạo hoặc hồ sắn để màu sắc lấp lánh. Mực in không phải là hóa chất tổng hợp như sau này mà mực in của tranh Đông Hồ làm từ những nguyên liệu đơn giản, tự nhiên dung dị ví dụ như màu đen chính là làm từ than xoan, màu vàng làm từ hoa hòe, màu xanh làm từ lá chàm, . . .
Ngọc Mai biết những điều này bởi vì sau này, nghề làm tranh Đông Hồ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Bà ngoại cho cô chọn tranh, cô vui vẻ nhìn cái này một chút cái kia một chút. Cuối cùng vẫn là chọn bức tranh đứa bé ôm gà. Tranh đàn lợn thì không mua vì năm ngoái đã mua rồi. Bà ngoại lại chọn thêm hai câu đối chức an khang mạnh khỏe.
Một hồi mua bán đã hết cả buổi sáng. Buổi chiều nay bắt đầu trang hoàng nhà cửa. À, bà năm nay còn mua thêm hai chùm pháo nhỏ, nói là vì năm nay là hôm trước dì Ngân sang chơi có nói đã mang thai đưa con đầu lòng. Dì lấy chồng trước khi cô tỉnh lại một tháng. Cho nên mọi người cũng rất mong ngóng. Bây giờ nghe tin như vậy thì ông bà rất vui vẻ. Bà dặn dò cả đống thứ cần cẩn thận, cần chuẩn bị làm cho dì nháy mắt với cô cười cười. Còn ông thì nói ông mong dì sinh cho ông thêm cháu gái. Ngọc Mai nghe thế thì âm thầm lè lưỡi, cô biết đây là con trai. Dì Ngân không có con gái. Đứa em này rất ngoan hiền không như đứa sinh sau hai năm, cực kì nghịch ngợm. Nhưng cả hai đứa cũng đều rất giỏi giang nhất là tên tiểu quỷ kia.
_____________________
“Bống ơi, xem ai này” Ngọc Mai đang giúp bà nghiền đỗ xanh ( loại đỗ dùng để làm nhân bánh trưng và thổi xôi ) thì nghe tiếng cậu Hoàng gọi. Hai bà cháu đều quay đầu nhìn, một người thanh niên tầm hai mươi tuổi, cao khoảng mét bảy lăm hoặc bảy bảy, nước da ngăm ngăm khỏe mạnh, mặc một bộ quân phục xanh, vai đeo ba lô đang đứng tươi cười nhìn hai bà cháu.
“A, cậu Minh.” Ngọc Mai chạy vụt đến ôm lấy người thanh niên ấy – cậu Minh đang ở trong quân đội.
“Lớn quá nhỉ, có nhớ cậu không?” Minh cười nhìn con bé con đã cao đến thắt lưng của anh.
“Có ạ.” Ngọc Mai rất phối hợp mà khẳng định.
“Đi đường mệt không con” bà ngoại cũng đến hỏi, nhìn con trai da đen sạm, mặt thì gầy bà đau lòng lắm.
“Con không sao ạ. Mẹ, con đã về.” cậu Minh cười, giang tay ôm bà ngoại một cái.
_________________
Cậu Minh về khẳng định là chuyện vui nhất. Cậu về được mười lăm ngày. Tức là mùng năm tết cậu đã phải đi rồi. Aiz, cuộc đời quân nhân mãi là những chuyến xa nhà. Nhưng cậu nói như thế đã rất may rồi. Có người bạn của cậu phải trực Tết, thậm chí mùng hai tết đã phải đi, có người thì mùng hai mới được về, thậm chí đợt muộn nhất là mùng tám mới được về. Trời ạ, Ngọc Mai bĩu môi một cái, cả nhà hỏi thì lí do thì cô nói :
“cóbmùng tám về thì về mà đi cấy nhé, chứ lúc ấy thì hết tết rồi. Còn chợ Viềng thì về không nhanh thì hết ý.”
Cả nhà cười vui vẻ.
Ngày hai ba tháng chạp, tiễn ông công ông táo chầu trời. Bà ngoại dậy từ sớm làm cơm cúng, bà nới phải chuẩn bị đầy đủ chỉn chu, có cá chép nhỏ, có mũ ông công. Buổi trưa phải cúng xong trước mười một giờ, vì các cụ bảo sau mười một giờ cổng trời sẽ đóng, táo quân sẽ vào không được. Ba cậu cháu được giao nhiệm vụ mang cá ra cái hồ lớn trước cổng chùa để thả. Nhiều người cũng đem thả ở đó. Nhìn cách thả cá từ tốn, cẩn thận của mọi người mà cảm thán. Cá đựng trong chậu được nhẹ nhàng thả xuống hồ chứ hoàn toàn không giống kiểu thả cá có lệ của nhiều người sau này như lúc ấy cô xem thời sự đưa tin là đứng trên thành cầu ném cả cá cả túi nilon xuống sông, vô cùng mất vệ sinh cùng gây ô nhiễm, thậm chí có con cá còn vẫn bị mắc kẹt trong túi.
Ngày hai bảy tết
Buổi chiều nay, cô cùng ông bà và hai cậu với các bác, các anh họ là con cháu ông Bình – anh trai ông ngoại cô. Ông Bình mất được hai năm vì bạo bệnh. Các con trai của ông cũng đều là quân nhân. Thiên và Dương chính là cháu trai của ông Bình. Và còn có cả các anh khác nữa.
Đoàn người đi xuống mộ phần, mang theo đèn giấp để thắp cho ngôi mộ của ông Bình. Theo tục lệ nơi quê của cô, người mới mất, chưa hết tang thì ngày tết con cháu sẽ mang đèn giấy tự làm xuống mộ phần, thắp sáng ở đó với mong muốn người đã khuất có thể nhìn thấy ánh sáng, đưa đường dẫn lối trở về nhà. Đèn sẽ được thắp suốt cho đến hết mùng ba tết.
Sau đó mọi người phân công nhau dọn sạch cỏ, đốt vàng hương cho gia tiên cùng những ngôi mộ xung quanh.
Buổi tối nay chính là gói bánh trưng. Lá dong, lạt buộc, gạo đỗ, thịt lợn, thao quả, hạt tiêu, hành khô, nước lá tám ( hoặc lá giềng, lá dứa đều được, cái này để trộn với gạo nếp, sau đó mới gói bánh. Nó sẽ giúp bánh sau khi luộc lên có màu xanh ngọc rất đẹp) đều đã được chuẩn bị. Ông ngoại và hai cậu đã đắp lò cùng chuẩn bị củi để luộc bánh từ mấy hôm trước. Còn Ngọc Mai đã chuẩn bị xong một ít . . . khoai tây, khoai lang để nướng khi mà ngồi canh nồi luộc bánh. Làm cho Thiên cùng Dương đều vui vẻ, Thiên còn đi xin được ở đâu mấy bắp ngô, là đi xin nhé, Thiên nhấn mạnh thế. Trẻ nhỏ thời này chỉ cần thế là vui vẻ.
Lượt xem: 82
Số người xem: 54
Mã ID của bài viết này là: 3003
ak, mình là no 1 nhé, bạn viết kĩ, đọc xong sẽ biết thêm 1 số phong tục xưa nha, tks bạn, mà bạn sao biết mà viết vậy ta, có đọc sách tham khảo ko
K a đây là mình trải qua đấy hì